ARNOLD JANSSEN

 

http://www.svdcuria.org/public/histtrad/founders/images/aj.jpg

 

Một danh xưng tầm thường
với một nhân vật rất phi thường

 

Tiểu sử Thánh ARNOLD JANSSEN
Vị sáng lập các Ḍng Truyền Giáo

 

NGÔI LỜI VÀ NỮ TỲ THÁNH LINH

 

 

 

THÀNH TÍCH CỦA ARNOLD JANSSEN

 

Năm 1858 đại học Bonn tổ chức một giải thi toán. Tất cả các thí sinh đều bó tay trước một bài toán khó nhất. Duy chỉ có Arnold Janssen, con của người lái xe đ̣ miền Goch là đă t́m ra được đáp số.

Tức th́ có người đề nghị A. Janssen làm giáo sư ở Berlin, điều này có nghĩa là anh ta đă lừng danh về ngành toán và sẽ có được một tương lai bảo đảm. Nhưng ai nấy đêu chưng hửng khi thấy nhà "toán học trẻ tuổi" này từ chối không nhận.

Hai mươi lăm năm về sau mọi người đều ngạc nhiên thêm lần nữa khi thấy chính chàng thanh niên kia lại là người điều khiển một "cơ nghiệp" có tầm mức khắp hoàn cầu.

Arnold Janssen thành lập 3 ḍng tu.

· Năm 1875: Ḍng các Cha và các thầy trợ sĩ thừa sai Ngôi Lời.

· Năm 1889: Ḍng các Nữ Tỳ Thừa Sai

Năm 1896: Ḍng các Nữ Tỳ Chiêm Niệm

Hai ḍng nữ được gọi chung là: Nữ Tỳ Thánh Linh.

Mọi sự đều khởi đầu từ Steyl, một thôn làng hẻo lánh nước Ḥa Lan.

Khi c̣n sinh thời, cha Janssen gởi nhiều nhà tryền giáo đi Trung Hoa, Phi châu, Á châu, Mỹ châu. Một trăm năm trước Công Đồng Vatican đệ nhị, Ngài đă hoạt động cho việc tái hợp những người Kitô hữu bị chia rẽ. Ngài cố làm cho những người Công giáo Âu châu để ư đến nhiệm vụ truyền giáo trong lúc cái chủ thuyết quốc gia hẹp ḥi đang thịnh hành. Nhờ Ngài mà các cuộc tĩnh tâm cấm pḥng cầu nguyện thêm phần sốt sắng.

Trong bối cảnh một thế giới tiểu tư sản vào những năm cuối thế kỷ thứ 19, Ngài đă hô hào quảng cáo vói những phương tiện tân tiến. Không! Không ai ngờ được một con người rụt rè, vụng về đă làm được chuyện đó cả.

Là người con thứ hai trong số 11 anh chị em, Arnold Janssen sinh năm 1837 tại Goch, một tỉnh lỵ nằm kế biên giới Ḥa Lan. Gia đ́nh sống trong cảnh túng thiếu tuy thân phụ có một nông trại, nhưng ông ta lại làm nghề lái xe từ Goch tới thành phố Nijmegen. Chính gia đ́nh đă hấp thụ cho Janssen đức tin, ḷng can đảm, tính vâng lời, ư thức bổn phận và ḷng ái mộ việc truyền giáo. Được sự khuyến khích và nhắc nhở của cha sở, cha mẹ gởi Janssen vào tiểu chủng viện Gaesdonck. Và sau khi học xong trung học, v́ c̣n quá nhỏ tuổi chưa được vào chủng viện nên Janssen đă ghi danh ở đại học Bonn. Trong ṿng hai năm rưỡi, Janssen đă tốt nghiệp các ngành toán học, vật lư, hóa học, và vạn vật học. Janssen được 21 tuổi, đủ để vào đại chủng viện. Ba năm sau đó được thụ phong Linh mục và được bổ nhiệm làm giáo sư toán, sinh vật (từ 24 đến 30 tiếng đồng hồ mỗi tuần). Ngài là một vị giáo sư nghiêm khắc, không chấp nhận những học sinh lười biếng. Ngài quan niệm tính kiên tŕ, ư thức trách nhiệm là một phần trong việc giáo dục cho lớp trẻ.

Cuối tuần Ngài phụ giúp Cha sở, Ngái hát không hay mà giảng lại c̣n dở nữa. Cứ như thế mười hai năm lặng lẽ trôi qua, ai nấy cứ nghĩ là cha Janssen sẽ làm nghề giáo sư cả đời. Trong dịp nghỉ hè năm 1867, Ngài đi thăm mộ cha Thánh Jean Marie Vianney, một Cha sở b́nh dị, vụng về, nhưng tràn đầy đức tin. Chẳng phải là Chúa thường thể hiện thánh ư ḿnh qua những người rất đơn thường đó sao?

 

PHONG TRÀO TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN

 

Cũng vào thời gian này, Ngài tham dự cuộc Đại Hội Công Giáo tại Insbruck để bàn về các vấn đề quan trọng của Giáo hội hoàn vũ. Một cha ḍng Tên đă khơi động sự quan tâm của Ngài đối với phong trào Tông Đồ Cầu Nguyện. Mục đích của phong trào này là đào sâu đời sống thiêng liêng của các Kitô hữu để đem vào việc phục vụ nước trời. Tiên vàn Cha Janssen đă tham gia hoạt động cho phong trào này. Ngoài những giờ dạy học, Ngài thăm các xứ đạo, bàn luận với các cha sở, giảng dạy và cho xuất bản những tập tài liệu đạo đức nho nhỏ. Chẳng bao lâu sau đó Ngài nhận thấy rằng hoạt động Tông Đồ Cầu Nguyện đ̣i hỏi nhiều năng lực mà Ngài không thể có được khi c̣n phải làm giáo sư. V́ vậy Ngài phải lựa chọn: một là vẫn làm giáo sư như trước, hai là lăn xả vào phong trào Tông Đồ Cầu Ngyện. Ngài quyết định cho việc thứ nh́ và xin từ chức giáo sư lúc 36 tuổi. Gia đ́nh thân thuộc Ngài lắc đầu hết ư kiến, các bạn bè th́ cho Ngài thuộc diện bày đặt. Một trong những tiêu điểm của phong trào TĐCN là việc quy hợp những người Kitô hữu bị chia rẽ, và để làm cho giới giáo hữu để ư tới công việc đại kết này, cha Janssen đă lặn lội đi khắp đó đây.

Ngày nay, sau công đồng Vatican đệ nhị, nếu nói đến vấn đề đại kết th́ chắc được nhiều người nghe hơn là thời bấy giờ. Ai nấy đều làm ngơ hững hờ, nhất là giữa lúc Bismark đang dùng chiến dịch đấu tranh văn hóa để chống và bài trừ tôn giáo. Những điều này là những trở ngại tạm thời cho việc quy hợp những người Kitô hữu tại Đức. Cha Janssen thất vọng nhưng không nản chí. Bấy giờ Ngài lại dồn mọi khả năng cho một dự định khác: Việc truyền giáo.

 

VIỆC TRUYỀN GIÁO

 

"Như Cha đă sai Ta, Ta cũng sai các con..." "Hăy đi và rao giảng Tn Mừng cho mọi dân tộc." Sứ vụ mang tin mừng của Đức Kitô là bổn phận của tất cả mọi người đă chịu phép rửa tội. Lại càng cấp bách hơn khi hai phần ba dân số trên thế giới chưa được nghe nói về công tŕnh cứu rỗi của Thiên Chúa. Cha Janssen càng ngày càng thâm tín rằng: chỉ nói xuông th́ không đủ thức tỉnh giáo hữu ư thức về nhiệm vụ của ḿnh, nên mặc dù Ngài không có phương tiện vật chất, Ngài vẫn cho xuất bản một tờ nguyệt san "Sứ Giả Thánh Tâm Chúa Giêsu". Số đầu tiên ra mắt tháng giêng năm 1847, trong đó Ngài viết: "Biết bao nhiêu nhà khoa học khổ công nghiên cứu về Phi châu, Úc châu, v́ tiền tài hay v́ danh vọng. Ước ǵ chúng ta có thể dành một nửa, một phần tư, hay ngay cả chỉ một phần mười th́ giờ đi nữa cho Đức Kitô..." Trong tập nguyệt san Ngài cổ động cho việc thiết lập một trung tâm đào tạo các nhà truyền giáo. Ngài dốc mọi nỗ lực, nhưng Ngài tự cảm thấy già yếu để trở nên vị thừa sai, nhất là Ngài không có cái ơn gọi này. Ngài chỉ muốn tạo điều kiện cho những người khác có ơn gọi đặc biệt đó. Nhưng nào ai muốn và có thể thực hiện được ư định của cha giữa thời kỳ mà Bismark giải tán các ḍng tu, chủng viện, thêm vào đó là sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Cha Janssen bày tỏ ư định của ḿnh với Đức Cha Raymondi, vị Giám Mục Hồng Kông vừa ghé qua đây, v́ cha Janssen tự nghĩ rằng người lưu tâm nhất đến việc dựng một trung tâm đào tạo những nhà thừa sai th́ chắc hẳn là Đức Cha Raymondi. Nhưng Đức Cha Raymondi trả lời: "Cha hăy tự thành lập đi." Và v́ thấy cái dự án này có nhiều ích lợi nên Đức Cha Raymondi đă hơn hai lần ghé thăm cha Janssen và thúc đẩy ngài thực hiện. Sau này cha Janssen nhận ra rằng ḿnh chẳng đủ khả năng làm việc đó và coi ư định này như thể chưa bao giờ nảy ra trong đầu. Nhưng sau năm tháng gặp gỡ với vị Giám Mục này, khoảng cuối năm 1874, Ngài lại nghĩ tới ư định trên. Các cha bạn có tính thực tế hơn th́ đă nhắc khéo cha Janssen coi chừng bị "vỡ mộng" v́ dự án đó dường như không thể nào thực hiện được và vô nghĩa lư. Có vị th́ nói xéo là cứ làm đi v́ hắn ta vốn cứng đầu, quá đạo đức và cũng không đến nỗi nào chậm chạp đâu! Có phải không thể thực hiện được chăng? Đúng! Trong nước Đức th́ không thể được v́ c̣n bị chiến dịch bài trừ tôn giáo. Nhưng ở một nước khác th́ sao, ví dụ như ở Ḥa Lan chẳng hạn. Gần Tegelen cha Janssen có thể mua được một khu đất với một ṭa nhà nhưng với giá rất cao: 45.000 Gulden (tiền Ḥa Lan). Giá này quá cao. Đến nỗi khi Giám mục địa phận Roermond biết được về dự án này th́ Ngài lắc đầu và nói rằng: "Cha Janssen là một người điên hoặc là một vị thánh". Cha Janssen thất vọng nhưng không nản chí. Ngài muốn dùng dự án đó để kết hợp các Đức Giám mục Đức, Ḥa lan, Áo. Trong khi đó Giám mục địa phận Köeln của ngài tỏ ra không thuận, v́ cho rằng chính ngay trong địa phận c̣n có biết bao người ngoại đạo cần được rao giảng tin mừng và Ngài mong ước cha Janssen hăy bắt tay vào việc này trước đă.

Sau nhiều cuộc hành tŕnh gian lao, cha Janssen cũng nhận được khoảng gần 50 giấy giới thiệu của các giám mục. Điều này là dấu chỉ của Thên Chúa sai khiến thực hiện. Nhờ tập nguyệt san "Sứ giả Thánh Tâm Chúa Giêsu" đă có những ứng viên đầu tiên xin đăng kư, đó là một Linh mục người Lục xâm bảo, hai đại chủng sinh và một anh thợ mộc ở Westfalen. Nhưng vẫn chưa t́m ra một chỗ thích hợp. Cha Janssen lại cố kiếm ở Ḥa lan. Và rồi cha đă thấy một quán trọ bên đường đề bán với giá 17.000 Gulden. Chỗ này là nơi tụ tập qua lại của các tài xế, các thủy thủ thường ghé chân dùng nước, nó nằm dọc theo sông Mass thuộc làng Steyl.

Ngày 8 tháng 9 năm 1875 cái "quán trọ" năm xưa đă trở thành trung tâm truyền giáo qua thánh lễ khai mạc. Vào ngày này quán trọ được trang trí bằng các dây màu treo trước cửa nhà, nhưng không che dấu nổi cái tồi tàn trong nhà trống không. Trong bài giảng cha Janssen nói: "Nếu mọi sự được phát triển tốt đẹp trong nhà này th́ chúng ta hăy tạ ơn Chúa. Nếu như dự định này không thành th́ chúng ta khiêm tốn nh́n nhận là chúng ta không đáng được Chúa chúc lành. Dầu thế nào đi chăng nữa th́ chúng ta luôn hy vọng vào Chúa sẽ gởi đến cho chúng ta những ǵ chúng ta cần đến".

Cuộc sống của các thỉnh sinh đầu tiên rất ư là khắc khổ và đơn giản. Để khuyến khích cha Janssen nói là: ở đây các thừa sai phải được đào tạo để được chuẩn bị cho một cuộc sống vất vả nơi miền truyền giáo. Giờ kinh nguyện khá nhiều. Rất nhiều lần trong tờ nguyệt san, cha Janssen đă thiết tha yêu cầu các độc giả ủng hộ tài chánh. Năm 1876 Ngài cho biết là Thiên Chúa nhân hậu đă giúp Ngài xây nhà mới nhờ vào sự đóng góp cũa những người không mấy dư dả. Ngoài những khó khăn vật chất, Ngài c̣n gặp sự hững hờ, sự bất đồng ư kiến của các thỉnh sinh. Rất tiếc rằng những sự bất đồng ư kiến xảy ra hằng ngày liên quan đến quy luật ḍng về việc huấn luyện các thừa sai tương lai, đến nỗi có kẻ đă xin bỏ cuộc.

Cha Bề trên Janssen lại bắt đầu lăn vào sự do dự, đắn đo, hồ nghi với chính ḿnh nên Ngài gầy ốm đi và lâm bịnh. Một ít lâu sau, con số thỉnh sinh càng gia tăng đến nỗi cái "quán trọ năm xưa" giờ hết chỗ chứa. Sau một năm thiết lập trung tâm truyền giáo, nhà cửa phải bắt đầu xây thêm, nhưng tiền bạc th́ quá ít ỏi. Dẫu thế tất cả đều đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Đây ắt hẳn là một nhân đức cần có của một nhà Thừa sai. Cha Janssen lại tiếp tục xây ṛng ră suốt mười năm như thế, ngay cả khi Ngài không có sẵn tiền. V́ đối với Ngài có tiền bạc hay không không có ảnh hưởng ǵ đối với việc xây cất; nhưng nếu xét việc xây cất xem ra cần thiết th́ cứ xây và sau mỗi ṭa nhà th́ mọi chi phí đều được thanh toán trọn. Quả thật Ngài luôn đặt niềm tin vào Thiên Cúa. Ngài cho rằng nếu cứ ngồi chờ cho đủ tiền th́ tiến tŕnh công việc thật chậm. C̣n ai đặt trọn vào Chúa th́ tiến thật nhanh. Ngài cổ vơ các vị đồng hướng: "Anh em cứ bắt đầu đi, tiền bạc đă có sẵn nơi những người thiện tâm, họ giúp chúng ta đúng lúc khi chúng ta cần đến."

 

http://www.svdcuria.org/public/histtrad/founders/images/jf33.jpg

 

Giữa năm 1881 và 1884 một ngôi thánh đường đă được dựng lên, gần bờ sông Mass với tháp chuông nổi bật trên ṿm trời của làng Steyl nhỏ xíu. Và chính trong thánh đường này cha Janssen đă gởi các nhà truyền giáo ra đi với danh xưng là "Ḍng Ngôi Lời" (Societas Verbi Divini - SVD). "Ngôi Lời" ở đây có nghĩa: Chính Đấng đă mang đến cho chúng ta tin mừng cứu rỗi, Ngôi Lời đă nhập thể, là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Đấng mà thánh Gioan khi mở đầu những ḍng thánh kinh đă ghi: "Từ tạo thiên đă có Ngôi Lời và Ngôi Lời kết hợp với Thiên Chúa, Ngôi Lời là chính Thiên Chúa... Ngôi Lời đă nhập thể làm người, Ngôi Lời ở giữa chúng ta" (Gioan 1,1-18). Quả thật nếu Cha Janssen đă biến thôn làng Steyl thành một trung tâm hoạt động công giáo có tầm mức hoàn vũ th́ Ngài cũng biến chỗ đó thành nơi canh tân đời sống thiêng liêng. Ngài mở cửa đón chờ những người muốn tĩnh tâm, cầu nguyện, học hỏi để đào sâu đời sống đức tin. Hàng ngàn tu sĩ, các bậc phụ huynh, thanh niên nam nữ, sau một vài tuần cấm pḥng cầu nguyện ở đây, ra về đầy hân hoan, nhất là được bổ dưỡng đức tin. Chính họ là những thân hữu của Hội Truyền Giáo. Nhưng hoài băo của cha Janssen không ngừng ại ở đó. Ngài c̣n nghĩ tới biết bao kẻ ở những nơi hẻo lánh không có dịp gặp gỡ trao đổi đời sống đức tin; Ngài nghĩ ra việc đặt một nhà máy in ở Steyl. Đây là việc mục vụ bằng phương tiện truyền thông báo chí!

Năm 1878 với tờ nguyệt san "Nước Trời" số đầu tiên đă làm các giáo sĩ hết sức ngạc nhiên với nội dung phong phú của nó gồm có các trang thời sự, thông tin và giải trí. Mục đích khiêm tốn của tờ nguyệt san này là nói về nước Chúa trị đến dưới đất cũng như trên trời và nhiệm vụ rao truyền nước Chúa. Nội dung và h́nh thức tờ báo đă khiến mọi tần lớp ái mộ, con số xuất bản gia tăng nhanh chóng, nhất là tờ Niên Giám Thánh Micae được xuất bản hằng năm kể từ 1880. Lợi nhuận của hai tờ ấn bản này đă làm vơi đi được sự lo lắng tài chánh thường nhật của nhà ḍng, nhưng cái lo khác lại nảy ra. Ai sẽ làm việc cho nhà in dài hạn đây? Mướn các thợ chuyên môn th́ quá đắt, trong khi tiền thâu được th́ cần để cung ứng cho các cơ sở truyền giáo. Có phải không có bạn trẻ nào đầy khả năng tự nguyện đóng góp vào công việc truyền giáo hay sao? Năm 1878 có được ba thanh niên xin gia nhập. Cuộc sống của họ thật đơn thuần, nhưng đầy vất vả, làm lụng trong nhà ở cũng như trong nhà in và trong những cơ sở khác. Đây là một h́nh thức tu truyền giáo mới trong ḍng Ngôi Lời và được gọi là các thầy Trợ Sĩ. Mỗi thầy có tự do phát huy mọi khả năng của ḿnh. Truyền thống này đă được giữ cho tới ngày nay. Cha Janssen úy thác cho các thầy các trách nhiệm và cho họ có thể tự ư định liệu.

Sinh hoạt truyền giáo của ḍng Ngôi Lời được chiếu tỏa khắp nơi, một phần lớn cũng nhờ vào sự hoạt động và cầu nguyện hăng say của các thầy Trợ Sĩ này. Thật vậy, các thầy Trợ Sĩ và các Linh mục thường làm thành một nhóm để cùng chung nhau làm việc như ở Trung hoa, Nhật bản, Phi luật tân. Họ tổ chức những cộng đoàn công giáo xây cất trường học, nhà thờ, bệnh xá, do sự đóng góp của những người công giáo ở Âu châu. Công việc của cha Janssen tới đó cũng chưa được gọi là hoàn tất. Ngài c̣n muốn gởi các nữ tu đi truyền giáo. Chính v́ thế, năm 1889 Ngài lập ra ḍng Nữ Tỳ Thánh Linh. Sáu năm sau đă có những nữ tu được sai đi. Họ thường lo về việc giáo dục tầng lớp phụ nữ, các viện mồ côi, những kẻ nghèo đói và phát huy sự thăng tiến nxă hội nữ giới và gia đ́nh. Họ phụ giúp các Linh mục trong việc giảng dạy giáo lư và các công tác mục vụ. Công việc truyền giáo càng tăng triển bao nhiêu th́ cha Janssen càng thâm tín rằng sự cầu nguyện thật là cần thiết. Nên vào năm 1896 sau khi đă gởi các nữ tu đầu tiên đi truyền giáo, ngài lập thêm một ḍng thứ ba, đó là ḍng Nữ Tỳ Thánh Linh Chiêm Niệm. Phương châm là: "Cầu nguyện và hoạt động". Trong khi các Linh mục, các thầy Trợ sĩ, các Nữ tu hoạt động truyền giáo đó đây th́ các Nữ Tu Chiêm Niệm cầu nguyện liên lỉ để xin Chúa chúc phúc lành.Chẳng bao lâu ở Nam mỹ, Phi luật tân, Ấn độ cũng đă có những ḍng chiêm niệm. Những nơi đó các thiếu nữ địa phương xin nhập ḍng tu. Nhất là ở Phi luật tân có tới 4 Tu viện Nữ Tỳ Chiêm Niệm và mẹ tổng bề trên là một người Phi. Tới đây th́ cha Janssen đă chân mỏi gối ṃn có được sự ḥa hợp các Linh mục, Trợ sĩ, các Nữ Tu Hoạt Động và Nữ Tu Chiêm Niệm. Các giáo dân là những cộng tác viên đắc lực từ lúc khởi đầu việc truyền giáo, họ hy sinh những thời giờ nhàn rỗi để đóng góp vào việc thiêng liêng. Cha Janssen nhận ra sự thành đạt mọi dự định của ḿnh. V́ dưới cái nh́n của mọi người th́ Ngài giờ đây là người thủ lănh một cơ nghiệp quốc tế. Tuy thế Ngài vẫn tỏ ra khiêm tốn và luôn ngờ vực mọi khả năng hạn hẹp của ḿnh; Ngài hành động với một sự can trường. Là vị giáo sư nghiêm nghị tận tâm, tính t́nh ít được mến chuộng, nhất là Ngài lại không có tài ăn nói hùng hồn và ngài thường tỏ ra cứng rắn. Nhờ vào sự nhiệt thành, công việc truyền giáo đă lướt thắng mọi mặt trái dở ương này.

 

http://www.svdcuria.org/images/front/13.jpg

 

Từ đâu mà con trai bác tài xế kia có được tính can trường, , một vị giáo sư toán có được sức mạnh để lập nên một cơ nghiệp truyền giáo khắp hoàn cầu? Nguồn mạch mọi sự đến từ một đức tin không có ǵ lay chuyển nổi. Duy chỉ có một lư tưởng, một mục đích, đó là việc đặt ḿnh phục vụ Thiên Chúa Ba Ngôi và làm cho mọi người nhận biết yêu mến và kính thờ. Người ta nhận ra những lời sau đây đă trở thành phương châm của ba ḍng tu của Ngài: "Ước ǵ Thiên Chúa Ba ngôi Duy Nhất và Thánh Thiện sống trong tâm hồn chúng ta và tha nhân". Chúa Thánh Linh đă tác động chính trong cuộc đời của cha Janssen. Phong trào Thánh Linh hiện nay có thể t́m thấy đó là một tấm gương để cảm nghiệm. Ngài đă dâng trọn vẹn bản thân và công việc của Ngài cho Thánh Linh. Thánh Linh đă soi sáng d́u dắt Ngài. Cha Janssen thường nói: "Thánh Linh gơ cửa thời đại chúng ta. Thánh Linh muốn được tiếp nhận giữa cộng đoàn. Thánh Linh sẽ can thiệp vào lịch sử thế giới từng giờ phút nếu chúng ta kêu khấn Ngài." Năm 1909 những nỗ lực cho việc truyền giáo đă làm cho một con người nhỏ nhắn. tận hiến một cách trọn vẹn mà không đợi phần thưởng. Ngài đă qua đời ngày 15 tháng giêng 1909, để lại hơn 2000 tu sĩ nam nữ tiếp tục sự nghiệp của ngài trên hoàn vũ ngơ hầu phục vụ cho nước trời và hạnh phúc cho loài người. Trong hai thế chiến 1914 tới 1940 các ḍng tu đă chịu mất mát rất nhiều về nhân sự cũng như vật chất. Để thi hành bổn phận đối với tổ quốc, đă có hàng trăm tu sĩ hy sinh nơi trận tuyến, bị đày ải và chết trong các trại tù, hoặc cùng chết với giáo hữu mà họ đang coi sóc. Nhà cửa các tu viện bị tàn phá. Dưới sự ngột ngạt của bầu khí chính trị thế giới, nhiều nước có cơ sở truyền giáo đă bị ngưng vô hạn định. Nhiều nơi khác th́ bị tịch thu các cơ sở, tu viện và nhà thờ, khiến cho các nhà truyền giáo không thể hoạt động được nữa. Dầu gặp bao khó khăn trên, ba ḍng tu này luôn phát triển. Năm 1975 ḍng Ngôi Lời đă cử hành lễ bách chu niên ngày thành lập, biến cố này đă làm vang động thế giới. Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ lục đă chọn ngày thế giới truyền giáo để tôn phong chân phước Arnold Janssen cùng với một cộng sự viên của Ngài, vị này đă sang Trung hoa truyền giáo, đó là cha Joseph Freinademetz, người gốc Tyrol.

Tới nay ḍng Ngôi Lời đă hiển nhiên trở thành một ḍng thừa sai quốc tế với gần 5500 Linh mục và tu sĩ. Hai ḍng nữ có hơn 5000 nữ tu. Mặc dầu trong bách chu niên đầu có tới 3059 các Linh mục và các Thầy qua đời, nhưng tới năm 1975 con số Tu sĩ cũng đă tăng hơn 5000 vói tất cả 47 tỉnh ḍng. Ở Âu châu có 16 tỉnh ḍng, 15 ở Mỹ châu, 12 ở Á châu, 2 ở Phi châu à 2 ở các nước Đại tây dương. Các vị thừa sai nầy làm việc trong 55 quốc gia. Có người là giáo sư đại học, người khác là giám đốc các trường học hay là bề trên; người là Cha xứ trong các xứ đạo hẻo lánh thiếu bóng Linh mục, vị khác là học giả, là phi công, là khoa học gia v.v. Nhưng tựu trung cũng nhằm vào việc rao giảng tin mừng cho đến tận cùng trái đất. Tất cả đều phục vụ cho Ngôi Lời Thiên Chúa. Sau khi được tôn vinh chân phước, xác của Thánh tổ được đặt trong một quan tài bằng đồng trong nhà thờ Steyl. Nhiều người đă chạy đến xin ơn và được nhậm lời. Điều này chứng tỏ là dù sau khi chết Ngài vẫn c̣n là người cha nhân từ. V́ thế trên mộ bia của cha Arnold Janssen có khắc một cái tên thật thường nhưng có một cuộc sống và công nghiệp phi thường. Người ta khắc ghi:

 

PATER, DUX, FUNDATOR NOSTER
("Là Cha, là người Hướng đạo, là Phúc tổ của chúng ta")

 

http://www.svdcuria.org/public/histtrad/founders/images/aj02.jpg

 

http://www.svdcuria.org/images/front/09.jpg

 

Di thể của Thánh Arnold Janssen được lưu giữ trong Nguyện đường Thánh Micae của ḍng truyền giáo Ngôi Lời ở Steyl

Trích từ trang web:

http://www.svdcuria.org